Những điều cần biết về in Metalize mới nhất 2022

In Metalize còn được biết đến với tên gọi là công nghệ in của màng kim loại vì tính phổ biến của chúng trong lĩnh vực in ấn. Công nghệ này không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được các doanh nghiệp nước vô cùng yêu thích.

Vậy công nghệ này có gì vượt trội mà lại được ưa chuộng tới như vậy, hãy cùng Kimconcept tìm hiểu về in Metalize trong bài viết ngày hôm nay.

Định nghĩa về in Metalize là gì?
Công nghệ in Metalize là gì

 

Trước khi nói về in Metalize, chúng ta cần làm rõ Metalize là gì?

Metalize là lớp màng in ở bên ngoài các loại bao bì, chúng được mạ từ lớp kim loại mỏng (khoảng 4 micromet). Lớp kim loại này thường là nhôm, niken hoặc crom,…Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người ta sẽ gia công độ dày của lớp kim loại để phù hợp với nhu cầu chống thấm khí, hơi ẩm, chống nước,… Khi lớp màng kim loại càng dày chứng minh rằng khả năng chống thấm càng tốt.

Trải qua nhiều năm phát triển, màng Metalize đã phổ biến và trở thành nguyên liệu chính trong quá trình in kim loại bảo quản đồ vật, từ đó mọi người cũng gọi nhiều hơn cái tên in Metalize để bảo chứng cho chất lượng của một sản phẩm.

Bên cạnh đó in Metalize còn kết hợp với công nghệ in offset, giúp tăng tính thẩm mỹ và hiệu ứng cho những bao bì trang trí sản phẩm.

Các loại màng Metalize thông dụng

Trong sản xuất in ấn bao bì hiện nay có 4 loại màng Metalize được sử dụng phổ biến là màng CPP, màng OPP, màng Nilon, màng Polyester.

Đối với màng in Metalize CPP và OPP , chúng được mạ I-on kim loại trắng mờ có tên gọi là Aluminum. Loại màng này dùng nhiều trong in các sản phẩm Card Name, Sticker với độ phản sáng cao.

Riêng màng in Metalize Nilon và Polyester thì chúng còn sở hữu thêm một lớp kim loại trắng sáng bóng làm nổi bật thông tin sản phẩm và hình ảnh minh họa. Do đó bạn sẽ thấy chúng xuất hiện nhiều ở những sản phẩm kem dưỡng, thực phẩm, thuốc uống,..

Màng in Metalize được tạo ra như thế nào?

Màng in Metalize được tạo ra như thế nào?

Về cơ bản, quy trình sản xuất màng in Metalize cũng tương tự như các loại giấy in khác như Ivory, Couche, Ford và Bristol.

Theo quy trình khép kín, màng in Metalize sẽ được sản xuất dựa trên hai công nghệ tiên tiến hiện nay, đó là cán màng nhôm và cán màng Metalize chân không.

Cán màng nhôm là phương pháp dùng một màng nhôm có độ dày từ 9 đến 12 micro cán lên mặt của giấy. Ưu điểm của phương pháp này là ít công đoạn nhưng bù lại chúng ta phải tốn một lượng tài nguyên nhôm đáng kể, điều này gây lãng phí và tốn kém về mặt kinh tế.

Cán màng Metalize chân không là phương pháp có nhiều ưu việt hơn vì lớp màng được tạo ra bằng quá trình nấu chảy nhôm trong môi trường chân không. Với cách thức này, chúng ta sẽ tiết kiệm được khoảng 300 lần lượng nhôm so với cán màng nhôm thông thường.

Lợi ích và công dụng của in màng Metalize

Lợi ích và công dụng của in màng Metalize

Công nghệ in màng Metalize từ khi ra đời đã cho thấy lợi ích to lớn đối với ngành in ấn trang trí nói riêng và kinh doanh thương mại nói chung.

Dù ra đời sau các hình thức in ấn khác nhưng in Metalize rất được ưa chuộng và vô cùng cần thiết trong sản xuất và in ấn bao bì hiện nay. Công nghệ này không những là tiền đề tăng tính thẩm mỹ cho bao bì sản phẩm mà còn giúp sản phẩm kinh doanh có độ sáng bóng, sang trọng và trở nên nổi bật hơn trong mắt người dùng.

Ngoài ra, màng metalize còn lưu giữ màu sắc qua thời gian và làm tăng tuổi thọ cho bao bì sản phẩm.

Ứng dụng của in Metalize vào cuộc sống

Khi bạn in Metalize lên bao bì hay vỏ hộp sản phẩm bằng mạ kim loại, chúng sẽ giúp bạn luôn nổi bật và thu hút được nhiều sự chú ý của người dùng hơn. Do đó, việc in Metalize có thể ứng dụng để in vào rất nhiều sản phẩm trong cuộc sống từ túi giấy, lịch treo tường, bao bì đến những tạp chí, bìa sách,…

Ứng dụng của in Metalize vào cuộc sống

Những sản phẩm như túi giấy và lịch, thiệp đều yêu cầu tính thẩm mỹ và trang trọng cao. Nếu bạn in các màng thông thường sẽ không làm bật lên được đặc tính của sản phẩm. Vậy nên để gây ấn tượng ngay từ đầu, bạn hãy sử dụng in Metalize để tăng giá trị và đẳng cấp của thành phẩm.

Hay đối với các nhà xuất bản tạp chí và sách, họ cũng thu hút độc giả của mình bằng việc ứng dụng công nghệ in Metalize lên trang bìa. Đây thật sự là một cách làm thông minh, nó chứng tỏ rằng in Metalize đang ngày càng phổ biến hơn và luôn hiện diện trong cuộc sống chúng ta.

Những chú ý khi in màng Metalize

Để có được một sản phẩm in màng Metalize ưng ý, hãy lưu ý một vài vấn đề sau:

Thứ nhất, lựa chọn màu sắc và chất liệu của bao bì sản phẩm để đảm bảo khi in màng Metallized lên sẽ làm bật lên vẻ đẹp của thành phẩm.

Thứ hai, bạn nên làm việc với đơn vị tư vấn in ấn để chọn ra kích thước đo lường phù hợp với sản phẩm nhằm tìm đạt được sự hài hòa và tính thẩm mỹ cao nhất.

Cuối cùng, trước khi quyết định đơn vị in ấn, hãy tham khảo ý kiến của mọi người về mức độ uy tín, giá thành, chất lượng của đơn vị cũng như thời gian sản xuất có nhanh chóng và đúng hẹn hay không.

Kết luận

In Metalize thật sự là vị cứu tinh cho ngành in ấn trang trí ở Việt Nam. Bên cạnh làm tăng sức hấp dẫn về màu mã cho sản phẩm thì màng Metalize còn giúp bảo vệ sản phẩm của doanh nghiệp tránh được những tác nhân về môi trường.

Mong rằng công nghệ này trong tương lai sẽ cải tiến hơn nữa, không chỉ dừng lại ở việc in màng bao bì mà còn có thể ứng dụng được nhiều sản phẩm, dịch vụ trong tương lai.